Đề thi HSG môn hóa học tỉnh Dak lak năm 1996 và HSG hóa học tỉnh Khánh Hòa năm 1996
Chuyên Mục :HSG tỉnh môn hóa học
Nếu bạn muốn Download Tài liệu "Đề thi học sinh giỏi hóa học tỉnh Dak Lak và tỉnh HSG khánh hòa" , các bạn Click vào nút Download phía dưới để tải tài liệu về nhé.
Nếu bạn thấy tài liệu có ích , hãy like và chia sẽ với bạn bè của mình.
Đề thi học sinh giỏi hóa học tỉnh Dak Lak và tỉnh HSG khánh hòa | Subscribe in a reader |
Blog chứa nhiều tài liệu và bài học chuyên đề hay, đăng ký nhận tin ngay |
Đề thi HSG môn hóa học Dak Lak năm 1995-1996 (vòng 1)
Câu 16 điểm 1) Hai nguyên tố A và B ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn, B thuộc nhóm V. ở trạng thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23 . a. Hãy viết cấu hình electron của A và B. b. Từ đơn chất A , B và các điều kiện, hóa chất cần thiết khác, hãy viết các phương trình điều chế 2 a xit mà trong đó A , B có số oxi hóa dương cao nhất. 2) a. Có hỗn hợp NH4Cl và MgCl2 ở dạng rắn. Hãy nêu các cách thích hợp để tách riêng hai muối đó ; hãy cho biết cách nào là đơn giản nhất ? b. Phòng thí nghiệm cần điều ché dung dịch FeCl3 cho học sinh thực hành. Hiện có dung dịch HCl , đinh sắt ; hãy tìm thêm các điều kiện cần thiết đơn giản nhất cùng hai chất đã có để điều chế dung dịch FeC3; viết các phương trình phản ứng cho quá trình điều chế này.
Câu 2 : 5 điểm Hãy lý luận để dự đoán sản phẩm và hoàn thành các phương trình phản ứng o xi hóa - khử sau : a) Na2SO3 + KMnO4 + H2SO4 ------> b) Na2SO3 + KMnO4 + KOH ------> c) Na2SO3 + KMnO4 + H2O ------>
Câu 3:4 điểm Trong phòng thí nghiệm Hóa học, người ta dự định làm kết tủa CdS từ một dung dịch có chứa Cd2+ và Zn2+( có nồng độ [Cd2+] = [Zn2+] = 0,2M ) bằng cách làm bão hòa một cách liên tục dung dịch trên với H2S . a) Phải điều chỉnh pH của dung dịch trong giới hạn nào để có thể làm kết tủa một lượng tối đa CdS mà không làm kết tủa ZnS . b) Tính nồng độ Cd2+ còn lại trong dung dịch khi ZnS bắt đầu kết tủa. Cho : * dung dịch bão hòa H2S có [H2S] = 0,1M * H2S có K1 = 1,0 .10-7 , K2 = 1,3.10-13 * TCdS = 10-28 , TZnS = 10-22 (trong đó T là tích số tan của một muối ít tan trong dung dịch bão hòa muối đó ; nó bằng tích nồng độ với lũy thừa thích hợp của các ion của muối ít tan đó và có giá trị hằng định ở một nhiệt độ thích hợp, trong dung môi xác định. Chẳng hạn : MxAy <====> xMy+ + yAx- có = TMxAy=CMx.CMy).
Câu 4 : 5 điểm Sau khi nung 9,056 gam hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 theo phản ứng : 2M(NO3)2 ------> 2MO + 4 NO2 + O2 thì thu được 1,456 lit hỗn hợp khí (đktc) có khối lượng riêng là là 1,9285g/lit và chất rắn A . Lấy chất rắn A nhận được cho tác dụng với dung dịch H2SO4 0,5M thì phải dùng hết 64ml và thu được 4,848 gam kết tủa. a) tính thành phần % các chất trong chất rắn A thu được thu được sau phản ứng. b) Tính hiệu suất phân hủy nhiệt của hai phản ứng. c) Nếu thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch Na2SO4 dư thì nhận được bao nhiêu gam kết tủa ? (Cho Pb = 207 ; Cu = 64 ; O = 16 ; Na = 23 ; S = 32 ; H = 1 ; N = 14 )
Câu 16 điểm
1) Hai nguyên tố A và B ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn, B thuộc nhóm V. ở trạng thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23 .
a. Hãy viết cấu hình electron của A và B.
b. Từ đơn chất A , B và các điều kiện, hóa chất cần thiết khác, hãy viết các phương trình điều chế 2 a xit mà trong đó A , B có số oxi hóa dương cao nhất.
2) a. Có hỗn hợp NH4Cl và MgCl2 ở dạng rắn. Hãy nêu các cách thích hợp để tách riêng hai muối đó ; hãy cho biết cách nào là đơn giản nhất ?
b. Phòng thí nghiệm cần điều ché dung dịch FeCl3 cho học sinh thực hành. Hiện có dung dịch HCl , đinh sắt ; hãy tìm thêm các điều kiện cần thiết đơn giản nhất cùng hai chất đã có để điều chế dung dịch FeC3; viết các phương trình phản ứng cho quá trình điều chế này.
Câu 2 : 5 điểm
Hãy lý luận để dự đoán sản phẩm và hoàn thành các phương trình phản ứng o xi hóa - khử sau : a) Na2SO3 + KMnO4 + H2SO4 ------>
b) Na2SO3 + KMnO4 + KOH ------>
c) Na2SO3 + KMnO4 + H2O ------>
Câu 3:4 điểm
Trong phòng thí nghiệm Hóa học, người ta dự định làm kết tủa CdS từ một dung dịch có chứa Cd2+ và Zn2+( có nồng độ [Cd2+] = [Zn2+] = 0,2M ) bằng cách làm bão hòa một cách liên tục dung dịch trên với H2S .
a) Phải điều chỉnh pH của dung dịch trong giới hạn nào để có thể làm kết tủa một lượng tối đa CdS mà không làm kết tủa ZnS .
b) Tính nồng độ Cd2+ còn lại trong dung dịch khi ZnS bắt đầu kết tủa.
Cho : * dung dịch bão hòa H2S có [H2S] = 0,1M
* H2S có K1 = 1,0 .10-7 , K2 = 1,3.10-13
* TCdS = 10-28 , TZnS = 10-22
(trong đó T là tích số tan của một muối ít tan trong dung dịch bão hòa muối đó ; nó bằng tích nồng độ với lũy thừa thích hợp của các ion của muối ít tan đó và có giá trị hằng định ở một nhiệt độ thích hợp, trong dung môi xác định. Chẳng hạn :
MxAy <====> xMy+ + yAx- có = TMxAy=CMx.CMy).
Câu 4 : 5 điểm
Sau khi nung 9,056 gam hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 theo phản ứng :
2M(NO3)2 ------> 2MO + 4 NO2 + O2
thì thu được 1,456 lit hỗn hợp khí (đktc) có khối lượng riêng là là 1,9285g/lit và chất rắn A . Lấy chất rắn A nhận được cho tác dụng với dung dịch H2SO4 0,5M thì phải dùng hết 64ml và thu được 4,848 gam kết tủa.
a) tính thành phần % các chất trong chất rắn A thu được thu được sau phản ứng.
b) Tính hiệu suất phân hủy nhiệt của hai phản ứng.
c) Nếu thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch Na2SO4 dư thì nhận được bao nhiêu gam kết tủa ?
(Cho Pb = 207 ; Cu = 64 ; O = 16 ; Na = 23 ; S = 32 ; H = 1 ; N = 14 )
Đề thi HSG khánh hòa năm 1995-1996 (vòng 2)
Câu 1 : 4 điểm 1) Công thức phân tử của một rượu A là CnHmOx . Vậy m và n phải có giá trị như thế nào để cho rượu là rượu no ? Từ đó rút ra công thức chung cho các rượu no bát kì (đơn chức cũng như đa chức). 2) Cho 3 chất A, B, C đều là hợp chất thơm có công thức phân tử là C7H8O. Khi cho mỗi chất trên tác dụng lần lượt với Na và NaOH thì thấy : * A phản ứng với cả hai. * B chỉ phản ứng với Na. * C không phản ứng. a. Hãy viết công thức cấu tạo của A , B , C và viết các phương trình phản ứng xãy ra. b. Hãy vận dụng quy luật thế ở vòng bezen, viết phương trình điều chế A từ Toluen. 3) Tỉ lệ số mol H2O và CO2biến đổi trong khoảng nào khi đốt cháy các hiđro thuộc dãy đồng đẵng của metan, etylen, axetylen, benzen.
Câu 2 : 4,5 điểm Dùng 500ml dung dịch NaOH 0,2M mới đủ tác dụng hết 10,1gam chất hữu cơ D. Cô cạn dung dịch ta thu được 9,5 gam chất rắn E. Hãy viết công thức cấu tạo của D và E .
Câu 3 : 6 điểm Hỗn hợp X gồm 1 a xit và 2 anđehyt , cả 3 chất đều no và đơn chức. Lấy q gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 có NH3 thu được 54,0gam Ag. Dùng 2q gam X tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3 thu được 0,616 lít CO2. Phải dùng 10,472 lit oxi mới đủ đốt hết q gam trên. Các thể tích khí đo ở 27,30C và 1 atm. Lượng a xit sau tráng bạc có thể trung hòa hết 150ml KOH 0,5M. Giả thiết hiệu suất các phản ứng đạt 100% . 1) Hãy cho biết công thức cấu tạo vắn tắt của các chất trên. 2) Dẫn sản phẩm đốt cháy trên vào bình chứa 200ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M. a. Khối lượng bình tăng bao nhiêu ? b. Lượng kết tủa thu được bao nhiêu ?
Câu 4 : 5,5 điểm
Đốt cháy hoàn toàn p gam hỗn hợp A gồm hai chất X , Y thuộc dãy đồng đẵng của anđehyt fomic thu được 14,08 gam CO2. Cho p gam hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với Ag2O (dư) trong dung dịch NH3 thu được 25,92 gam Ag. 1) Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của X và Y, biết tỉ khối hơi của từng chất đối với N2 đều nhỏ hơn 3. 2) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 3) Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp A đối với N2.Tác giả, nguồn{sưu tầm}
Câu 1 : 4 điểm
1) Công thức phân tử của một rượu A là CnHmOx . Vậy m và n phải có giá trị như thế nào để cho rượu là rượu no ? Từ đó rút ra công thức chung cho các rượu no bát kì (đơn chức cũng như đa chức).
2) Cho 3 chất A, B, C đều là hợp chất thơm có công thức phân tử là C7H8O. Khi cho mỗi chất trên tác dụng lần lượt với Na và NaOH thì thấy :
* A phản ứng với cả hai.
* B chỉ phản ứng với Na.
* C không phản ứng.
a. Hãy viết công thức cấu tạo của A , B , C và viết các phương trình phản ứng xãy ra.
b. Hãy vận dụng quy luật thế ở vòng bezen, viết phương trình điều chế A từ Toluen.
3) Tỉ lệ số mol H2O và CO2biến đổi trong khoảng nào khi đốt cháy các hiđro thuộc dãy đồng đẵng của metan, etylen, axetylen, benzen.
Câu 2 : 4,5 điểm
Dùng 500ml dung dịch NaOH 0,2M mới đủ tác dụng hết 10,1gam chất hữu cơ D. Cô cạn dung dịch ta thu được 9,5 gam chất rắn E.
Hãy viết công thức cấu tạo của D và E .
Câu 3 : 6 điểm
Hỗn hợp X gồm 1 a xit và 2 anđehyt , cả 3 chất đều no và đơn chức. Lấy q gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 có NH3 thu được 54,0gam Ag. Dùng 2q gam X tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3 thu được 0,616 lít CO2. Phải dùng 10,472 lit oxi mới đủ đốt hết q gam trên. Các thể tích khí đo ở 27,30C và 1 atm. Lượng a xit sau tráng bạc có thể trung hòa hết 150ml KOH 0,5M. Giả thiết hiệu suất các phản ứng đạt 100% .
1) Hãy cho biết công thức cấu tạo vắn tắt của các chất trên.
2) Dẫn sản phẩm đốt cháy trên vào bình chứa 200ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M.
a. Khối lượng bình tăng bao nhiêu ?
b. Lượng kết tủa thu được bao nhiêu ?
Câu 4 : 5,5 điểm
Đốt cháy hoàn toàn p gam hỗn hợp A gồm hai chất X , Y thuộc dãy đồng đẵng của anđehyt fomic thu được 14,08 gam CO2. Cho p gam hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với Ag2O (dư) trong dung dịch NH3 thu được 25,92 gam Ag.
1) Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của X và Y, biết tỉ khối hơi của từng chất đối với N2 đều nhỏ hơn 3.
2) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
3) Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp A đối với N2.
Đăng nhận xét