ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP : ĐỘNG HÓA HỌC
I. Các khái niệm cơ bản:
1. Tốc độ phản ứng hóa học. Phân biệt tốc độ trung bình và tốc độ tức thời, viết biểu thức mô tả cho mỗi trường hợp.2. Bậc phản ứng và phân tử số phản ứng. Khi nào bậc phản ứng và phân tử số phản ứng trùng nhau?
3. Năng lượng hoạt hóa là gì? Ý nghĩa của đại lượng này.
4. Phát biểu và viết biểu thức mô tả định luật tác dụng khối lượng
5. Thế nào hợp chất chuyển tiếp và hợp chất trung gian
II. Động học hình thức:
1. Các biểu thức động của các phản ứng bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 0, và bậc n tổng quát.2. Các phương pháp xác định bậc phản ứng (Chú trọng các phương pháp đồ thị, phương pháp thế, phương pháp dựa vào thời gian nửa phản ứng)
3. Phương pháp xác định năng lượng hoạt hóa (phương pháp tính theo 2 nhiệt độ)
III. Phản ứng dây chuyền:
1. Định nghĩa phản ứng dây chuyền. Phân biệt phản ứng dây chuyền phân nhánh và không phân nhánh, cho ví dụ.2. Thế nào là hiện tượng nổ nhiệt và nổ dây chuyền?
3. Các giai đoạn trong phản ứng dây chuyền. Nêu các phương pháp sinh mạch (khơi mào) và ngắt mạch (đứt mạch)
IV. Ảnh hưởng của dung môi đến tốc độ phản ứng:
1. Đặc điểm của phản ứng trong dung dịch. Phương trình BROMSTED-BJERUM.2. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong dung dịch (áp suất nội , hằng số điện môi , lực ion I) Thế nào là hiệu ứng muối?.
V. Ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng:
1. Định nghĩa chất xúc tác, phản ứng xúc tác. Phân biệt phản ứng xúc tác đồng thể và xúc tác dị thể, cho ví dụ.2. Nêu bản chất tác dụng của chất xúc tác.
Phần bài tập: Tập trung ở phần “động học hình thức”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MÔN HỌC: NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC
A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học
1. Các cách phát biểu nguyên lý 12. Áp dụng của nguyên lý 1 cho hệ là khi lý tưởng
3. Khái niệm về hiệu ứng nhiệt và cách tính hiệu ứng nhiệt phản ứng hóa học.
II. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học
1. Các cách phát biểu nguyên lý 22. Khái niệm về entropi và ý nghĩa vật lý của nó.
3. Cách tính biến thiên entropy
III. Thế nhiệt động – Hàm đặc trưng
1. Khái niệm hàm đặc trưng và các hàm đặc trưng.2. Khái niệm về thế nhiệt động và các hàm thế nhiệt động.
3. Tiêu chuẩn về chiều hướng quá trình.
4. Khái niệm hóa thể và áp dụng
IV. Dung dịch
1. Hổn hợp khí lý tưởng2. Các định luật của dung dịch rất loãng (Raoult, Henry, độ giảm nhiệt độ đông đặc, độ tăng nhiệt độ sôi).
3. Khái niệm về dung dịch lý tưởng và dung dịch thực.
4. Hoạt độ, hệ số hoạt độ và phương pháp hoạt độ.
V. Cân bằng hóa học
1. Khái niệm về ái lực hóa học và tiêu chuẩn chiều hướng của phản ứng hóa học.2. Định luật tác dụng khối lượng.
3. Biến thiên thế đẳng áp của phản ứng hóa học.
4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hằng số cân bằng.
B. BÀI TẬP
1. Loại bài tập áp dụng cho chương: nguyên lý 1, nguyên lý 2, và thế nhiệt động hàm đặc trưng.2. Loại bài tập áp dụng cho chương: các định luật của dung dịch lỏng rất loãng.
3. Loại bài tập chương: Cân bằng hóa học.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Nhiệt động hóa do TTĐT – Từ xa cung cấp và bài giảng của giảng viên liên quan tới môn học.-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Học phần: ĐIỆN HÓA HỌC
A. LÝ THUYẾT
PHẦN I: DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY
1. Thuyết điện ly Arrhenius:• Các luận điểm
• Một số hạn chế
2. Độ dẫn điện của dung dịch chất điện ly:
• Độ dẫn điện riêng
• Độ dẫn điện đương lượng
• Phương pháp đo độ dẫn điện và ứng dụng trong chuẩn độ điện dẫn
PHẦN II: NHIỆT ĐỘNG HỌC ĐIỆN HÓA
1. Thế điện cực:
• Các loại điện cực• Thế điện cực tính theo phương trình Nernst
• Hệ thức Luther
2.Nguyên tố Galvani (Mạch điện hóa)
• Anot, catot trong mạch điện hóa• Mạch nồng độ: cấu tạo, hoạt động của mạch hóa học Daniel – Jacobi
B. BÀI TẬP
• Tính thế điện cực dựa vào phương trình Nernst (không dùng hoạt độ), hệ thức Luther• Tính sức điện động nguyên tố Galvani (không dùng hoạt độ); ứng dụng: tính pH, tích số hòa tan
• Xác định chiều và tính hằng số cân bằng của phản ứng oxy hóa khử.
Đăng nhận xét