Kinh nghiệm ôn thi đại học và phương pháp học môn hóa học
Kinh nghiệm ôn thi đại học và phương pháp học môn hóa học
Với các kinh nghiệm ôn thi đại học môn hóa học của mình, và tham khảo của các bạn thủ khoa, các giáo viên và đặc biệt là những kinh nghiệmđi gia sư đại học môn hóa học cho các em học sinh lớp 10, lớp 12, các em ôn thi lại đã hổng kiến thức(mất gốc :-P) , mình tự hào là đã vực dậy cho các em không những học tốt hơn, mà thi đại học đạt điểm 8,5 trở lên. Và hôm nay mình sẽ chia sẽ với các bạn những "
1. Một sai lầm đầu tiên mình gặp phải khi ôn thi đại học môn hóa, mà không chỉ môn Hóa, môn Toán , môn Lý, Môn Sinh ...cũng tương tự như vậy. Đó là " Ôn thi đại học mà nóng vội ", các bạn nóng vội chạy đua với kiến thức, ở đây là cố gắng học thật nhanh, học hết kiến thức, các bạn chạy đua... cụ thể là chạy mara tông(@@), học hết khóa học này và khóa học kia....nhưng cuối cùng là" Em chả nhớ mấy thầy ạ". Và tại sao các bạn lại nóng vội, vì các bạn lo sợ, các bạn thấy bạn mình học khủng quá nên chạy đua theo, các bạn bị bố mẹ giục, thúc ép, bị thầy cô phàn nàn, bị thầy cô thúc ép và vì các bạn lười quá, đến năm lớp 12 mới ...tập trung học.
Và một nguyên nhân rất quan trọng làm cho các ban nóng vội đó là, các bạn không có dự định hay một kế hoạch cho bản thân, các bạn không biết " Bi giờ mình phải làm gì nhỉ", và cứ thế thời gian và hành động của bạn cứ trôi đi vô định và bạn không biết Mình phải làm gì và mình đang làm cái quái gì nữa. Và trong tiềm thức, các bạn chỉ học và học những cái bày ra trước mắt mình. Học như thế là vô định.
Và kết quả khi bạn nóng vội là gì, việc gì cũng hỏng và dở dang các bạn à. Vậy nhớ nhé: " Hà Nội không vội được đâu, cứ từ từ khoai sẽ nhừ ".
Và một nghịch lý " Không vội cũng không được" dành cho các bạn lười không chịu học và đã mất gốc. " Đã khó nay còn khổ".'
Tóm lại " Trong khi Ôn thi đại học" bạn vẫn phải giải quyết sai lầm đầu tiên của mình. "Không được nóng vội, phải bình tĩnh nhìn nhận vấn đề, mình phải làm những gì, mình cần học những phần nào,cái nào khó nhất, cái nào dễ nhất, cái gì quan trọng nhất lúc này, làm xong cái này phải làm cái gì tiếp theo....Hãy tự đặt câu hỏi và hãy tự trả lời , vấn đề là của bạn chỉ có bạn mới giải quyết được nó (Phương án 2, sử dụng sự trợ giúp của người thân). Các bạn nên biết :" Những người Bình tĩnh luôn giữ được sự sáng suốt và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng nhất". Trong Ôn thi đại học, hãy nói không với "sự nóng vội".
Bài học về sự bình tĩnh
2. Sai lầm thứ 2 cũng bắt nguồn từ sai lầm đầu tiên, biết nhưng vẫn mắc sai lầm. Học một cách nhồi nhét, nói đúng hơn là học không có một kế hoạch và cách học cụ thể. Mình nói rồi ,nhưng phải nói lại vì nó rất quan trọng. Lên lịch làm việc là một phần của cuộc sống, nó giúp bạn tiết kiệm thời gian, bạn biết phải làm gì vào lúc nào. Nó còn giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Lên lịch sẽ dẫn tới hành động có chủ đích, và hành động sẽ dẫn tới thành công. Quan trọng là lên lịch rồi bạn phải hành động. Ngồi chờ xung rụng thì tết sang năm mới làm xong nhé. Trước khi lên lịch học, bạn phải có mục đích. Mục đích : Bạn thi trường nào, cần học môn gì lên lịch học môn đó. Cần đỗ đại học bao nhiêu điểm, lên lịch học với tần suất tăng lên. Tất nhiên mục đích càng cao thì hiệu quả mang lại càng lớn, muốn thi được 8 điểm bạn phải đặt mục tiêu 9-10 điểm (@@). Điều đó đòi hỏi sự quyết tâm của bạn. Cuối cùng không tránh được việc học nhiều, tuy nhiên học nhiều có kế hoạch, có mục đích nó đem lại hiệu quả ,kiến thức sâu sắc hơn so với học nhiều như cách học nhồi nhét. Tuy nhiên, nếu bạn để ý, việc học nhiều có mục đích đem lại cho bạn lượng kiến thức khổng lồ hơn nhiều so với học nhồi nhét, như vậy bạn Chỉ muốn học một lượng kiến thức cụ thể, bạn lên kế hoạch học cho nó, những cái không muốn bỏ qua....Vậy là có thời gian đi chơi rồi. Đó là cách ôn thi gấp rút của mình, lúc có thời gian rãnh thì tranh thủ học những cái khác, lúc gấp rút thì học những cái cần thiết.
3. Sai lầm thứ 3 trong ôn thi đại học đó là: " Hứng thì mới học". Có nhiều bạn khi "Hưng phấn" học liên tù tì mấy tuần, học xong " ôi mệt quá" nghỉ luôn mấy tuần, toàn đi chơi với xem phim. Như thế là không tốt, không tốt tý nào cho việc ôn thi. Việc khác thì tùy nhé, có những nhà Khoa học , khi lượng Dopamin tăng vọt, làm việc liền mấy tuần, thậm chí hàng tháng... ra 1 cái phát mình..Sau đó đợi dài cổ mới có cái phát minh thứ 2. Các bạn đưng học kiểu này nhé,nó không phù hợp với tình hình hiện tại, nên học theo giai đoạn, đừng học dồn hết tất cả mọi thứ trong một thời gian nhất định trước ngày thi. Phải học có hiệu quả, vừa học vừa chơi, đừng ép não ta làm việc một cách kém khoa học, khi thì rỗng tuếch, khi thì nhồi nhét thật nhiều, như vậy sẽ không hiệu quả. Vừa học vừa chơi đây có thể là nghe nhạc nhẹ, xem phim, chém gió với bạn bè, sáng tạo ra 1 bài toán, 1 công thức, 1 bài thơ...Đừng chới game điện tử nhé, nghiện lòi ra đấy, một đi không về đâu, mà về được rồi thì chả còn gì để đi tiếp (PS : Bài học xương máu).
4. Sai lầm thứ 4 trong Ôn thi đại học là Nước đến chân mới nhảy, gần đến ngày thi rồi mới học. Bạn cứ tưởng tượng nó không khác gì việc " Bị roi quất vào mông rồi mới tìm cách để chạy".
5. Sai lầm thứ 5 trong Ôn thi đại học là Tìm sách để học, nói bao quát hơn là Tìm nguồn tại liệu bào gồm Sách, đề thi, thầy dạy và bạn học cùng. Tìm được tài liệu dỡ mà cứ học thì thật bỏ công và tốn thời gian, thầy có kiến thức nhưng không tâm huyết dậy không hay thì có học rồi sẽ chán, quan trọng là tìm được người thầy có tâm huyết, có thể thầy dậy không hay nhưng quan trọng là cái tinh thần, thầy sẽ truyền cảm hứng cho bạn(tất nhiên thầy phải dạy được thi đại học đã). Thầy dậy hay nhưng theo kiểu dậy đại trà, học hay không mặc kệ, mình mà thắc mắc thầy cũng mặc kệ, tốt nhất mình khuyên bạn nên chọn thầy khác. Về việc chọn bạn: Chọn người để học thì nên chọn tên học kha khá và nhiệt tình một tý, nó vui tính nữa thì tuyệt vời. Đừng nên chọn những tên nham hiểm nhé :)), với lại bạn cũng nên đối xử với bạn bè mình tốt vào (fairplay một tý), nhiều bạn tốt nhiều cơ hội. Chọn bạn để chơi thì mình hay chọn người bạn chi kỉ, tốt bụng.
4. Sai lầm thứ 4 trong Ôn thi đại học là Nước đến chân mới nhảy, gần đến ngày thi rồi mới học. Bạn cứ tưởng tượng nó không khác gì việc " Bị roi quất vào mông rồi mới tìm cách để chạy".
5. Sai lầm thứ 5 trong Ôn thi đại học là Tìm sách để học, nói bao quát hơn là Tìm nguồn tại liệu bào gồm Sách, đề thi, thầy dạy và bạn học cùng. Tìm được tài liệu dỡ mà cứ học thì thật bỏ công và tốn thời gian, thầy có kiến thức nhưng không tâm huyết dậy không hay thì có học rồi sẽ chán, quan trọng là tìm được người thầy có tâm huyết, có thể thầy dậy không hay nhưng quan trọng là cái tinh thần, thầy sẽ truyền cảm hứng cho bạn(tất nhiên thầy phải dạy được thi đại học đã). Thầy dậy hay nhưng theo kiểu dậy đại trà, học hay không mặc kệ, mình mà thắc mắc thầy cũng mặc kệ, tốt nhất mình khuyên bạn nên chọn thầy khác. Về việc chọn bạn: Chọn người để học thì nên chọn tên học kha khá và nhiệt tình một tý, nó vui tính nữa thì tuyệt vời. Đừng nên chọn những tên nham hiểm nhé :)), với lại bạn cũng nên đối xử với bạn bè mình tốt vào (fairplay một tý), nhiều bạn tốt nhiều cơ hội. Chọn bạn để chơi thì mình hay chọn người bạn chi kỉ, tốt bụng.
Và một điều nữa rất quan trọng, nếu bạn học bằng đam mê và sở thích của mình, thì việc học đối với bạn sẽ rất thú vị. Mình tin chắc rằng, bạn sẽ học rất nhanh, hiểu cũng rất nhanh. Và việc học quan trọng nhất là học hiểu, học để hiểu thì làm bài tập sẽ rất đơn giản, và học lý thuyết sẽ rất dễ nhớ.
Trên kia là 5 sai lầm phổ biến nhất mình rút ra được, hi vọng nó sẽ có ích cho các bạn.
Còn bây giờ mình sẽ nói chi tiết về cách học môn Hóa, mình siêu tầm nhiều tài liệu về cách học,nhưng họ chỉ nói chung chung ,kiểu nói của thủ khoa ý mà. Giờ mình sẽ nói kinh nghiệm Ôn thi đại học môn hóa do mình rút ra nhé.
Về việc chọn sách hóa để học
Nhiều sách quá không tốt các bạn à, chọn một vài quyển thấy phù hợp cho mình thôi, cảm thấy tâm đắc là ổn rồi. Hầu hết các sách chép lại của nhau, tìm mọt mắt mới thấy vài ý khác nhau và quan trọng. Học hết 1-3 quyển là ok rồi.
- Những cuốn sách đầu tiên Ôn thi đại học là những cuốn chuẩn của bộ giáo dục và đào tạo : 3 cuốn sách giáo khoa hóa học 10, 11, 12 nâng cao và 3 cuốn 10, 11, 12 cơ bản.
- Việc học 6 cuốn trên thực chất là học những kiến thức cơ bản nhất, bắt buộc phải học để thi. Cách học những cuốn này : nắm được và hiểu được lý thuyết từng phần, làm đề cương về nó, thực ra là ghi lại những ý chính, ý quan trọng, ý hay thi trắc nghiệm. Mục đích bạn là nhớ lý thuyết và nắm được lý thuyết. Phương pháp giải toán học ở thầy cô, và các cuốn khác.
Ví dụ: Phần bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, phải nắm được chu kỳ, lớp, phân lớp, cách viết cấu hình electron, quy tắc Hund, Pauly....ghi chú ý những thể loại hay hỏi trắc nghiệm như :"có 4 phân lớp s,d,p,f.", " orbital s hình cầu, orbital p hình 8 nổi chả hạn...".
- Học hóa cần phải nắm chắc lý thuyết, hiểu lý thuyết sẽ tránh được lỗi hay gặp khi giả toán, nói cách khác vì không hiểu lý thuyết nên bị lừa.
Ví dụ : Sn tác dụng với Oxy không khí cho SnO2 . Nhưng nhiều bạn lại cho rằng nó cho SnO. Vì không nắm chắc lý thuyết nên mới sai.
Ôn thi đại học môn hóa học(Chemistry study guide): Có thể bạn quan tâm :Chuyên đề nhiệt độ sôi nhiệt độ nóng chảy trong ôn thi đại học
- Về sách hóa lý thuyết, mình thấy những cuốn sách sau hay
-Những viên kim cương trong hóa học của Cao Cự Giác
-Sơ đồ chuỗi phản ứng Hóa học của Ngô Ngọc An
- Cẩm Nang Ôn Luyện Hóa Học Phổ Thông (Lí Thuyết Và Bài Tập) - Tập 2: Hóa Vô Cơ
-Bài Tập Lí Thuyết Và Thực Nghiệm Hoá Học Tập 2 Hoá Học Hữu Cơ Tự Luận Và Trắc Nghiệm.
-Sơ đồ chuỗi phản ứng Hóa học của Ngô Ngọc An
- Cẩm Nang Ôn Luyện Hóa Học Phổ Thông (Lí Thuyết Và Bài Tập) - Tập 2: Hóa Vô Cơ
-Bài Tập Lí Thuyết Và Thực Nghiệm Hoá Học Tập 2 Hoá Học Hữu Cơ Tự Luận Và Trắc Nghiệm.
- Cẩm Nang Ôn Luyện Hóa Học Phổ Thông Lí Thuyết Và Bài Tập Tập 3 Hóa Hữu Cơ.
Mình là mình thích sách của Cao Cự Giác.
---------------------------------
Ôn thi đại học môn hóa học(Chemistry study guide): Có thể bạn quan tâm :Những viên kim cương trong hóa học của Cao Cự Giác
---------------------------------
- Về sách bài tập thì mình hay học cuốn sau:16 phương pháp và kỹ thuật giải nhanh Hóa Học" của thầy Vũ Khắc Ngọc. Mình đọc cuốn này và thấy lưu ý sau. Thứ nhất theo mình không nên học phương pháp đường chéo, nó làm các bạn ít động não đi, dẫn đến sai lầm gặp bài khó cứ thế mà áp dụng là toi luôn.Không nên áp dụng khuôn khổ 1 công thức nào đó, nên linh hoạt cho từng bài toán một.
- Mình hay học theo kiểu,
-Cách 1: Kiểu gì cũng giải được bài toán
Từ dữ kiện A, ta suy ra dữ kiện B, từ B ra C.... cứ thế ra đáp án
-Cách 2: vẽ sơ đồ, tóm tắt bài toán theo sơ đồ rồi dụng các mẹo sau để tìm ra cách giải nhanh.Sử dụng các phương pháp bảo toàn khối lượng, electron, điện tích, nguyên tố, đồ thị. Hầu hết các bài toán xoay quanh các phương pháp này.
- Các đề thi thử đại học và đáp án, đáp án chi tiết càng tốt. Lưu ý, lấy đề của các trường chuyên ý. Không lấy đề không có đáp án.
- Cách học như sau: Đọc đề và giải, giải không được thì xem đáp án, xem đáp án xong, tìm cách hiểu tại sao lại thế và giải lại (đơn giản chỉ vậy thôi, đừng nản là OK)Một số người bảo dùng sơ đồ tư duy để học, theo mình để viết ra 1 sơ đồ tư duy thì mất thời gian lắm, nếu bạn mà đam mê thì 10 cái sơ đồ tư duy cũng không bằng một lần bạn tập trung tìm hiểu tường tận 1 vấn đề, điều cối lõi là phải viết báo cáo cho chính mình về cái mình tìm hiểu được.
- Một điều quan trọng nhất là các bạn nên học theo chuyên đề, và nên giới hạn chuyên đề để học, vì giờ tự nhiên mọc ra một đống chuyên đề. Tìm thêm các bài tập hay và khó mà làm nhé, search trên mạng ra cả rổ đấy, nhưng mà chọn lọc mà làm nhé. Thời gian tới mình cũng sẽ viết chuyên đề, còn giờ bận lắm, các bạn dỗi thì vào blog này mà đọc nhé.” Labels :Chuyên đề ôn thi đại học.”
- Mình tổng hợp ra một số chuyên đề cần học dựa trên nền của nguồn :” (DeThiThuDaiHoc.com) - Cấu trúc đề thi Đại học môn Hóa năm 2015 (khối A, B). Đề thi gồm 50 câu cho cả 2 chương trình: Chuẩn và Nâng cao.”
- Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2 câu
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2 câu
- Sự điện li: 1 câu
- Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng: 3 câu
- Đại cương về kim loại: 2 câu
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5 câu
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu
- Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2 câu
- Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2 câu
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu
- Este, lipit: 2 câu
- Amin, amino axit, protein: 3 câu
- Cacbonhidrat: 1 câu
- Polime, vật liệu polime: 1 câu
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu
- Đại cương về kim loại: 1 câu
- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu
- Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu
- Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu
- Amin, amino axit, protein: 1 câu
- Sự điện li: 1 câu
- Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng: 3 câu
- Đại cương về kim loại: 2 câu
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5 câu
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu
- Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2 câu
- Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2 câu
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu
- Este, lipit: 2 câu
- Amin, amino axit, protein: 3 câu
- Cacbonhidrat: 1 câu
- Polime, vật liệu polime: 1 câu
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu
- Đại cương về kim loại: 1 câu
- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu
- Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu
- Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu
- Amin, amino axit, protein: 1 câu
---------------------------------
Ôn thi đại học môn hóa học(Chemistry study guide): Có thể bạn quan tâm :Chuyên đề Kit 1- Kit 2 của Vũ Khắc Ngọc
---------------------------------
Thế là có chuyên đề để học rồi.
Thực ra theo mình các bạn cần tự học thêm một số vấn đề nhỏ sau:
-Cách tính pH dung dịch điện ly
-Cách tính pH dung dịch điện ly
-Cách viết cấu hình electron và một số dạng đặc biệt
-Dạng bài tập CO2 ,SO2 tác dụng với dung dịch kiềm, kiềm thổ
-Toán về kim loại tác dụng với HNO3, H2SO4
-Chuyên đề điện phân
- Kỹ thuật xác định đồng phân – CT tính nhanh số đồng phân
-Các dạng toán của Al, Fe
-Phân biệt và tách các chất vô cơ , hữu cơ
-Chuyên đề so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.tính acid-base.
Các dụng cụ không thể thiếu:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Một lần nữa, để Ôn thi đại học môn Hóa học thật tốt, hãy yêu thích hóa học, đam mê và hành động băng cách lên kế hoạch học tập và học tập ngay. Chúc các bạn thành công.
Bài viết hay thì like nhé. Chỗ nào không đúng comment để mình sửa nhé. Thank you!!
Đăng nhận xét