Tổng hợp video thực hành nội soi đường tiết niệu cho sinh viên Y
1.Sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi đường niệu là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo thường là do sỏi từ bên trên đi xuống.
-Sỏi tiết niệu là sỏi nằm ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu ( bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…). Đây là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâu trong y văn và là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm trùng, suy thận cấp hoặc mạn tính.
-Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ từ 2-3 lần. Sỏi gặp nhiều ở người trưởng thành hơn là ở trẻ em và người già.
-Những người sinh sống ở những nơi khí hậu nóng và khô cằn tỷ lệ mắc sỏi cao hơn.
Bệnh hay xảy ra ở người lớn tuổi, ít xảy ra ở trẻ em và thường có tiền sử bệnh lâu dài qua nhiều năm. Theo nhiều thống kê của Tổ chức Y học Thế giới, bệnh ngày một gia tăng nhất là ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. Bệnh lại rất hay tái phát. Chính vì vậy, bệnh sỏi đường niệu đã và đang là vấn đề quan tâm sâu sắc của nhiều người và của ngành y học.
Bệnh dễ gây ra tắc nghẽn đường tiểu và từ đó gây nên hiện tượng nhiễm khuẩn tiểu, nặng hơn có thể gây thận ứ nước và suy thận mạn, một biến chứng gây tàn phế suốt đời cho bệnh nhân. Ngoài ra, sỏi niệu nhất là sỏi niệu quản thường gây ra cơn đau quặn thận, đau đến nỗi mà ai bị một lần là nhớ đời.
a)Các yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình hình thành sỏi
-Bệnh gây ra do nhiều yếu tố: di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường niệu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống - sinh hoạt không hợp lý, người bệnh nằm lâu ít vận động... Sỏi tiết niệu thường gặp trong độ tuổi lao động, ở nam nhiều hơn ở nữ.
-Urate, cystine, pH nước tiểu thấp, uống ít nước, một số sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn hoặc các nguyên nhân dẫn đến cô đặc nước tiểu là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành sỏi. Khẩu phần ăn có nhiều oxalate cũng là một yếu tố thuận lợi.Tuy nhiên vai trò của ăn thức ăn có nhiều canxi gây tăng nguy cơ hình thành sỏi là không rõ ràng. Ngày nay việc hạn chế canxi trong khẩu phần ăn không còn là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa sỏi thận tiết niệu.
-Một số loại thuốc như Acetazolamide (Diamox), thuốc lợi tiểu quai, Glucocorticoids, Theophyline, Vitamin D và C là những tác nhân thúc đẩy quá trình hình thành sỏi canxi.
-Lợi tiểu nhóm Thiazides, Salicylate, Probenecid, Allopurinol là những tác nhân thúc đẩy quá trình hình thành tạo sỏi axit uric. Khi dùng thuốc như Triamterine, Acyclovir, Indinavir các thuốc này sẽ lắng đọng lên sỏi đã hình thành và làm sỏi phát triển nhanh và to hơn.
http://bachmai.edu.vn/248/print-article.bic
-Sỏi niệu có liên quan khá mật thiết đến tình trạng khí hậu và thời tiết nơi sinh sống: khi khí hậu trở nên nóng bức, mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa và dễ bị kết tủa tạo sỏi trong thận hoặc bàng quang. Việc phát bệnh sỏi niệu cũng liên quan mật thiết đến mùa: mùa hè và mùa thu bệnh dễ mắc hơn mùa xuân và mùa đông. Việc uống nhiều thức uống chứa đường trong mùa hè cũng là nguyên nhân gây sỏi niệu.
-Sỏi niệu có liên quan mật thiết đến nghề nghiệp của bệnh nhân: những người làm việc ở môi trường nắng nóng như thợ luyện kim, công nhân xây dựng, thủy thủ, những người làm việc trí óc căng thẳng như bác sĩ, nhân viên văn phòng... dễ bị mắc bệnh hơn những người làm nghề lao động phổ thông. Có những công trình nghiên cứu cho thấy bệnh sỏi niệu có liên quan đến các loại hormon gây stress ở người.
-Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh bệnh, những người uống nhiều loại nước có chất canxi rất dễ bị bệnh, việc uống sữa quá nhiều cùng với các chất pha thêm vào sữa như melamin vừa qua cũng tăng nguy cơ gây bệnh vì tăng hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể. Uống ít nước, ăn quá mặn, ăn nhiều các thức ăn giàu canxi có mặt tốt nhưng cũng tăng nguy cơ bị bệnh lên cao.
http://www.soithan.com/soi-tiet-nieu/334-soi-duong-tiet-nieu.html
b)Ai hay bị bệnh sỏi tiết niệu?
-Bệnh sỏi đường tiết niệu hay xảy ra ở thận nhất, kế đó là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn còn sỏi kẹt niệu đạo chỉ xảy ra ở đàn ông. Vì niệu đạo của đàn ông dài, sỏi khó thoát ra ngoài theo dòng nước tiểu.
-Sỏi thường xảy ra ở đàn ông, với tỷ lệ 5 đàn ông mới có 1 phụ nữ mắc bệnh. Tuổi mắc sỏi niệu ở đàn ông trung bình từ 20 – 40 tuổi còn phụ nữ lại từ 25 – 40 tuổi. Tuy nhiên đến năm 55 tuổi trở lên, phụ nữ lại có nhiều người bị sỏi niệu. Nguyên nhân được các chuyên gia y học cho rằng do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh. Ở trẻ em, bệnh nhân mắc sỏi niệu thường dưới 10 tuổi, lứa tuổi từ 10 – 18 tuổi lại ít bị sỏi niệu hơn. Cũng chưa có lời lý giải nào khả dĩ chấp nhận được cho tình trạng trên.
-Các chuyên gia về tiết niệu Trung Quốc nhận thấy rằng: sỏi niệu thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển và các vùng núi đá vôi, nguồn nước chứa quá nhiều canxi cũng dễ bị bệnh hơn các vùng khác.
-Người ta thấy rằng những chủng tộc khác nhau có tỷ bệnh sỏi niệu khác nhau. Theo y văn thì những người da đen và những người ở vùng nhiệt đới có tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp. Có tới 30% bệnh nhân sỏi niệu có yếu tố di truyền trong gia đình. Có người cho rằng không có yếu tố di truyền trong gen của những người này mà do họ chung sống trong một gia đình, có cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng như lao động nên dễ phát sinh bệnh sỏi niệu. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là sỏi niệu ở những bệnh nhân có yếu tố di truyền rất hay tái phát và thường khó điều trị.
http://www.soithan.com/soi-tiet-nieu/334-soi-duong-tiet-nieu.html
Bệnh sỏi niệu có thể phòng ngừa được
Do bệnh rất hay tái phát nên việc phòng bệnh là rất cần thiết:
-Chủ động phòng tránh các yếu tố có nguy cơ gây nhiễm trùng đường niệu, uống đủ nước (nhất là vào mùa nóng, khi lao động nặng). Không nén nhịn lâu khi buồn đi tiểu. Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, dắt thì nên dùng sớm các loại lợi tiểu sẵn có như râu ngô, mã đề...
-Khi phát hiện bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, nên uống nhiều nước để mỗi ngày bài tiết được hơn 1,5 lít nước tiểu.
-Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu đã bị sỏi, tránh các biến chứng.
http://ykhoa.net/yhocphothong/benhthuonggap/01_0043.htm
Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần: Uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng > 2.5 lít/ngày.
-Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm thận bể thận.Điều trị các biến chứng hay các yếu tố thuận lợi dễ gây hình thành sỏi.
-Khi biết được nguyên nhân hay thành phần của sỏi thì phải điều trị theo nguyên nhân
Đăng nhận xét